Nếu không làm được điều này thì tốt nhất không nên chơi!

Nếu nhà đầu tư chưa biết hoặc không muốn đặt STOPLOSS thì tốt nhất chỉ dừng lại ở mức theo dõi và chém gió với bạn bè.
Vậy STOPLOSS là gì?
STOPLOSS hiểm nôm na là cắt lỗ ở mức chấp nhận thay vì bị lỗ sạch tài khoản.
Ví dụ: sáng nay ta nghĩ thị trường sẽ lên và mua vào con VIC giá 105K nhưng ta sợ nó xuống sâu nên ta để cắt lỗ ngay giá 98.5K và khi VIC xuống dưới giá 98.5K thì hệ thống tự động bán và ta lỗ 6.5K, mức 6.5K là mức ta chịu lỗ thay vì lỡ nó xuống 95K thì lỗ nhiều hơn.

Vậy STOPLOSS quan trọng không? Tất nhiên là nó là rất quan trọng bởi lẽ:
  • Thứ nhất, giúp tài khoản an toàn nếu thị trường đột ngột xuống quá thấp
  • Thứ hai, kỹ năng STOPLOSS là thể hiện kinh nghiệm thực chiến và tạo ra cơ hội mới cho lần đầu tư tiếp theo


Một ví dụ đơn giản khác mà bất kỳ ai cũng gặp:
Tôi mua BTC năm 2017 lúc đó giá 19K và theo news thì họ bảo lên 25K. Sau khi mua xong tôi chần chừ giữa việc nên đặt STOPLOSS 18K hay không. Nếu đặt STOPLOSS 18K mà lỡ nó xuống 18K sau đó nó lên trở lại 25K thì tiếc lắm. Và chính sự chần chừ tiếc rẻ này mà tôi quyết định không đặt STOPLOSS 18K. Thế rồi BTC giảm giảm xuống dưới 18K và tôi cầu nguyện cho nó lên trở lại. Thua 5%, 10% tôi thấy tài khoản vẫn còn an toàn nhưng khi 50% rồi 70% tâm lý tôi bắt đầu tự trách mình lúc này tôi mặc kệ tài khoản sao cũng được. Và tôi nghĩ mình chưa lỗ vì tôi chưa bán. Và BTC giao động 3K - 4K và tôi chờ đợi lâu quá dẫn đến nản chí và quyết định bán ra cho rãnh nợ khỏi phải chờ đợi.
Những bài học rút ra từ ví dụ trên:
- Nếu tôi STOPLOSS 18K thì tôi chỉ thua 1K sau đó cơ hội mới đến là tôi có thể mua vào giá 3K năm 2018 nhưng vì không STOPLOSS nên không có cơ hội nào được tạo ra.
- Nếu tôi không có lòng tham mong muốn nó lên 25K khi nó đang xuống thì tôi không sạch tài khoản
- Lỗ 5% hoặc 10% là chấp nhận được với người đầu tư và cơ hội gỡ lại cao nhưng 50% 70% thì cơ hội lấy lại vô cùng khó
- Chấp nhận thua lỗ dưới 10% là điều mà không phải ai cũng làm được vì không muốn thua lỗ
- Tâm lý chừng nào chưa bán thì chừng đó chưa lỗ

Cũng chính vì những lý do hay gặp trong ví dụ trên mà STOPLOSS thường bị coi nhẹ trong giao dịch.

Nhưng kinh nghiệm STOPLOSS bào nhiêu là hợp lý thì tôi sẽ trình bày ở phần tiếp theo.


Fundamental Analysisstoploss

גם על:

כתב ויתור