Market update 15/09 - FED gần như tăng 75bps

Tin tức thị trường

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 14/9 dao động giữa sắc xanh và đỏ rồi đóng cửa trên tham chiếu khi nhà đầu tư bình tâm trở lại sau phiên lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 6/2020.
Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,74% lên gần 11.720 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,34% và đóng cửa ở 3.946 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có lúc rớt hơn 200 điểm nhưng đóng cửa tăng 30 điểm, tương ứng 0,1%, và kết phiên ở 31.135 điểm.
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động mạnh sau khi Cục Thống kê Lao động sáng 13/9 công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 cho thấy tỷ lệ lạm phát so với tháng 7 là 0,1%, bất chấp việc giá xăng giảm mạnh. Trước đó, các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát dự báo CPI giảm 0,1%.
Tỷ lệ lạm phát lõi (không bao gồm giá lương thực và nhiên liệu) cũng cao hơn so với dự báo của giới chuyên gia.
Việc mặt bằng giá cả tháng 8 đi lên so với tháng 7 dù giá nhiên liệu giảm sút chứng tỏ lạm phát đã lan rộng ra nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ phải tiếp tục tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát, hy vọng về việc Fed đổi hướng chính sách ngày càng trở nên xa vời.
Mỹ đang đối mặt với nguy cơ về một cuộc đình công lớn của ngành đường sắt, làm tê liệt nền kinh tế, gia tăng lạm phát và ảnh hưởng đến triển vọng của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.
Tổng thống Joe Biden đang đối mặt với rủi ro lớn, sau khi đã hứa sẽ kiềm chế lạm phát trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11. Thành bại trong cuộc bầu cử sẽ quyết định liệu Đảng Dân chủ của ông có duy trì quyền kiểm soát Quốc hội hay không.
Trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 13/9, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2022 và 2023, khi viện dẫn các dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế chủ chốt đang hoạt động tốt hơn dự kiến, bất chấp "những cơn gió ngược" như lạm phát ngày càng tăng.
Tuy nhiên, báo cáo của OPEC cho rằng triển vọng nhu cầu dầu thế giới vẫn đối mặt với một số rủi ro, xuất phát từ những căng thẳng địa chính trị hiện nay, tác động của đại dịch COVID-19, các vấn đề về chuỗi cung ứng, lạm phát gia tăng, mức nợ chính phủ cao tại nhiều khu vực và xu hướng thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương tại Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh.
OPEC dự báo nhu cầu dầu tại các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sẽ tăng 1,6 triệu thùng/ngày trong năm nay, trong khi mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của các nền kinh tế ngoài OECD dự kiến là 1,5 triệu thùng/ngày.

Góc nhìn Liên thị trường
Trên đồ thị chúng ta thấy USD đã xác nhận đà tăng trở lại sau chuỗi ngày giảm điểm ngay sau khi số liệu lạm phát CPI tăng cao hơn dự báo khiến cho thị trường đánh giá các chính sách thắt chặt của FED đã chưa phát huy được hiệu quả.
Do vậy chúng ta có thể dự báo rằng trong tương lai có thể FED và các NHTW sẽ phải sử dụng các chính sách khác thay thế hoặc điều chỉnh quan điểm chính sách tiền tệ để phù hợp với bối cảnh.
Khi lãi suất tăng quá cao sẽ dẫn đến một lo ngại về suy thoái kinh tế khi các nhu cầu hàng hóa cũng đang chững lại và có thể giảm

Dự báo giá Vàng đang xác nhận một tín hiệu giảm mạnh rõ ràng hơn và có thể phá vỡ 1680 để hướng về các mức thấp hơn trong tương lai khi lãi suất tăng cao
Giá Vàng rất nhạy cảm với vấn đề lãi suất, tăng chi phí nắm giữ lên. Điều này có thể khiến giá Vàng mất đi sức hấp dẫn trong bối cảnh các NHTW phải tăng lãi suất mạnh tay hơn.
Fundamental AnalysisGoldgoldanalysisgoldideagoldsignalsgoldtradingTrend AnalysisWave AnalysisXAUUSD

פרסומים קשורים

כתב ויתור