Hỗ trợ, kháng cự là gì? Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá của cổ phiếu mà ở đó xu hướng được nhà đầu tư chứng khoán kỳ vọng sẽ đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

Hỗ trợ là vùng giá của cổ phiếu mà ở đó xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng. Tại vùng giá này, lực mua cổ phiếu sẽ chiếm ưu thế so với lực bán của cổ phiếu.

Kháng cự là vùng giá của cổ phiếu mà ở đó xu hướng tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm. Tại vùng giá này, lực bán của cổ phiếu sẽ chiếm ưu thế so với lực mua của cổ phiếu đó.

Ví dụ về hỗ trợ và kháng cự trong xu hướng tăng của cổ phiếu

תמונת-בזק

- Khi giá đi lên và giảm, vùng giá cao nhất trước khi tiếp tục xu hướng tăng được gọi là vùng kháng cự

- Khi giá điều chỉnh giảm và bật tăng, vùng giá thấp nhất trước khi tiếp tục xu hướng tăng gọi là vùng hỗ trợ

Ngược lại, trong xu hướng giảm, các vùng hỗ trợ và kháng cự cũng được thiết lập khi giá dao động theo thời gian.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự và ứng dụng trong phân tích

Kháng cự và hỗ trợ là một vùng

תמונת-בזק

Kháng cự và hỗ trợ là một vùng giá chứ không phải một mức giá cụ thể. Bạn chỉ cần lấy bóng nến làm vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Tại vùng đỉnh, vùng hỗ trợ là khoảng cách giữa giá cao nhất đến giá đóng/mở cửa. Nếu càng nhiều nến tạo nên vùng kháng cự, thì đó là vùng kháng cự mạnh, giá sẽ khó bứt phá khỏi vùng này.

Tại vùng đáy, vùng kháng cự là khoảng cách giữa giá thấp nhất đến giá đóng/mở cửa. Nếu càng nhiều nến tạo nên vùng hỗ trợ, thì đó là vùng hỗ trợ mạnh, giá sẽ khó giảm qua vùng này.

Sử dụng đường xu hướng (trendline)

Vùng hỗ trợ/kháng cự là khái niệm cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật, giúp xác định nhà đầu tư chứng khoán vùng giá mua vào hoặc bán ra. Tuy nhiên, giá của cổ phiếu thường biến đổi theo xu hướng đi lên hoặc đi xuống, nên việc sử dụng đường xu hướng để xác định hỗ trợ và kháng cự là cách mà bạn nên dùng.

Như hình bên dưới, trong một xu hướng giảm của cổ phiếu, việc nối 2 đỉnh của giá trong một khoảng thời gian sẽ tạo ra đường xu hướng hay kháng cự mà ở đó áp lực bán sẽ gia tăng khi giá đi gần đến đường xu hướng.

תמונת-בזק

Và ngược lại trong một xu hướng tăng, việc nối các mức giá thấp nhất của giá sẽ tạo ra đường xu hướng tăng hay đường hỗ trợ. Khi giá giảm về đường hỗ trợ, áp lực mua sẽ gia tăng từ đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều tăng trở lại.

Kết luận

Hỗ trợ và kháng cự là một trong những khái niệm quan trọng nhất và là nền tảng để hình thành nên các công cụ phân tích kỹ thuật khác trong chứng khoán. Hỗ trợ được xem là vùng thấp nhất và kháng cự được xem là vùng cao nhất mà ở đó khi giá kiểm định các vùng này có thể được dự đoán là đảo chiều.

Việc xác định được ngưỡng hỗ trợ có thể giúp nhà đầu tư tối ưu hóa được lợi nhuận của mình khi giao dịch ngắn hạn, vì nó có thể giúp nhà đầu tư thấy được vùng giá thấp nhất mà ở đó giá có thể đảo chiều tăng trở lại. Nhưng ngược lại, những ngưỡng kháng cự cũng có thể gây hại đến các vị thế dài hạn của nhà đầu tư vì ở đó được xác định là vùng giá cao nhất trong ngắn hạn. Nhà đầu tư nên kết hợp việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự với các phương pháp khác như xác định xu hướng chung của ngành mà mình đang nắm giữ, định giá cổ phiếu,… để có kết quả tốt nhất.
breakoutChart PatternsForexFundamental AnalysisGoldhotroTechnical Indicatorskhangcukhangcuhotrotrenlines

גם על:

פרסומים קשורים

כתב ויתור