Tiêu điểm tuần tới, bình luận và phân tích triển vọng kỹ thuật

Mặc dù bật tăng vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Sáu, vàng vẫn tiếp tục phải chịu áp lực và ghi nhận mức giảm hàng tuần hơn 1%, chủ yếu tác động bởi dữ liệu vĩ mô tăng trưởng mạnh mẽ và một số phát biểu bình luận mang tính “diều hâu” củ quan chức Fed.

Tiêu điểm tuần tới
Thứ Ba: Doanh số bán nhà hiện tại của Hoa Kỳ, PMI sản xuất
Thứ Tư: Biên bản cuộc họp tháng 2 của FOMC, bài phát biểu của Chủ tịch Fed New York Williams
Thứ Năm: GDP quý 4 của Hoa Kỳ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ
Thứ Sáu: PCE của Hoa Kỳ, Doanh số bán nhà mới của Hoa Kỳ
Trong đó, các dữ liệu sau sẽ là đáng chú ý và dưới đây là bình luận tác động của chúng đến thị trường.
- S&P Global sẽ công bố PMI sản xuất và dịch vụ của Hoa Kỳ cho tháng 2. Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) tổng thể dự kiến sẽ dưới 50, cho thấy hoạt động kinh doanh trong khu vực tư nhân đang tiếp tục giảm.
Nếu dữ liệu cho thấy tiền lương tăng tiếp tục gây áp lực lên giá đầu vào của ngành dịch vụ, thì đồng USD có thể vẫn mạnh và gây áp lực giới hạn đến sự phục hồi của vàng vốn dĩ đã là không đáng kể.
Mặt khác, dữ liệu PMI công bố yếu hơn dự kiến và các bình luận liên quan đến việc làm cho thấy sự sụt giảm trong bảng lương của khu vực tư nhân có thể sẽ tạo ra hỗ trợ đối với giá vàng và gây áp lực đối với đồng Dollar Mỹ.
- Biên bản cuộc họp tháng 2 của FOMC cũng sẽ rất đáng chú ý bởi chúng ta sẽ cần xem liệu có tín hiệu nào về việc lạm phát giảm tốc chỉ là tạm thời hay không. Nếu có tín hiệu nào về việc lạm phát giảm tốc chỉ là tạm thời thì vàng sẽ phải chịu áp lực bởi điều này kích thích tâm lý đặt cược vào việc Fed sẽ duy trì lãi suất cao để kiềm chế lạm phát trong tương lai. Tất nhiên điều này là tốt cho Dollar và có hại đối với vàng.
- Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (BEA) cũng sẽ công dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV, dự kiến tạo ra biến động lớn trên thị trường.
- Cuối cùng, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) sẽ được công bố vào cuối tuần.
Chỉ số PCE cốt lõi dự kiến sẽ tăng 0,4% hàng tháng, nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến sẽ giảm xuống 4,1% trong tháng 1 từ mức 4,4% trong tháng 12.
Đối với dữ liệu này, rất dễ để đưa ra quyết định bởi néu dữ liệu lạm phát PCE thấp hơn dự kiến sẽ được coi là áp lực đối với đồng Dollar và ngược lại, nó cũng có tác động tương quan đối với giá vàng.

Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng
Trên biểu đồ kỹ thuật ngắn hạn (H4), mặc dù vàng đã điều chỉnh vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước nhưng vẫn bị giới hạn bởi kháng cự quan trọng tại 1,845USD điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.50%.
Chỉ báo MACD đang giao cắt và cong hướng lên, nhưng địa điểm giao cắt ở rất thấp cùng khối lượng histogram không đáng kể, vì vậy đây không được coi là tín hiệu tăng giá mạnh mẽ. Mặt khác, RSI hướng lên nhưng bị bẻ cong khi kiểm tra vị trí 50%, thông thường đây sẽ là một tín hiệu giảm giá.
Ngoài ra, xu hướng trung hạn là xu hướng giảm với đường xu hướng (b) trên biểu đồ kỹ thuật, miễn là đường xu hướng này không bị phá vỡ trên thì vàng không có đủ điều kiện tăng giá nhiều hơn về mặt kỹ thuật.
Triển vọng kỹ thuật đối với vàng hiện tại là giảm giá với một số vị trí giá đáng chú ý sau đây, và mục tiêu ngắn hạn trong giai đoạn đầu tuần là mức 1.825USD.
Hỗ trợ: 1.825 – 1.815 – 1.791USD
Kháng cự: 1.845 – 1.850USD
Có thể nói, về góc độ kỹ thuật thì hiện tại đang là vị trí khả quan và có lợi đối với những người bán khống kim loại này.

Sau cùng, BestSC chúc bạn đọc tuần làm việc mới sắp bắt đầu nhiều hiệu quả, thành công và hạnh phúc.
ForexFundamental AnalysisgiavanggoldtradingTechnical IndicatorsTrend AnalysisXAUUSD

Nhà xuất bản, sáng lập CSGVN.COM
Telegram: t.me/csg2019
Channel: t.me/csgvn2024
Zalo: zalo.me/g/ntjftr594
facebook.com/groups/chuyensaugold
גם על:

פרסומים קשורים

כתב ויתור