Thị trường đang trong thời điểm thận trọng trước các tin tức quan trọng hôm nay về thu nhập bình quân và các tin tức quan trọng khác, trong đó phát biểu của chủ tịch FED sẽ rất được chú ý.
TIN TỨC THỊ TRƯỜNG Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 29/11 đa phần đi xuống khi nhà đầu tư chờ đợi thêm các tín hiệu kinh tế trong tuần này bao gồm số liệu việc làm, giá cả và phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,59% còn gần 10.984 điểm. S&P 500 mất 0,16% và dừng ở gần 3.958 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones nhích 0,01% lên gần 33.853 điểm. Theo CNBC, nhà đầu tư đang đợi các số liệu kinh tế trong những ngày còn lại của tuần này, bao gồm số việc làm cần tuyển dụng công bố vào hôm 30/11, báo cáo chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 10 công bố hôm 1/12 và báo cáo việc làm tháng 11 thông báo vào hôm 2/12. Các số liệu nói trên sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về tình hình hoạt động của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nhà đầu tư cũng đang hướng sự chú ý tới bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Trung tâm Hutchins về Chính sách Tài khóa và Tiền tệ hôm 30/11 để có thêm căn cứ phán đoán định hướng lãi suất trong thời gian tới của ngân hàng trung ương Mỹ. Hôm 28/11, các nhà hoạch định chính sách của Fed nhấn mạnh rằng họ sẽ tăng chi phí vay lên cao hơn nữa để kìm chế lạm phát. Một quan chức cấp cao dự kiến lãi suất sẽ được đẩy lên cao hơn dự báo của ông vài tháng trước. Chia sẻ với các phóng viên tại sự kiện mới đây, ông John Williams, Chủ tịch Fed chi nhánh New York, cho hay: “Nhu cầu dành cho lao động và các mặt hàng trong nền kinh tế cao hơn so với tôi tưởng, và lạm phát cơ sở cũng vậy. Do đó, đỉnh của lãi suất chính sách cần phải lên cao hơn đôi chút so với dự báo hồi tháng 9”. Ông Williams cũng đang là Phó Chủ tịch của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed. Theo Bloomberg, thời kỳ tiền rẻ đã ngừng lại vào năm 2022, khi các ngân hàng trung ương chuyển sang thắt chặt để chiến đấu với lạm phát. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất cơ bản từ mức gần bằng 0 lên 4% chỉ trong vòng 6 tháng. Doanh nghiệp, quốc gia và người tiêu dùng từng mạnh tay vay nợ khi tiền rẻ, giờ đây đang đối mặt với những căng thẳng mới. Việc điều kiện tín dụng đột ngột bị thắt chặt không chỉ tăng rủi ro suy thoái và vỡ nợ, mà còn làm dấy lên nỗi lo về những lỗ hổng tài chính trước kia từng được lấp đầy bởi các khoản vay. Việc giữ lãi suất thấp đã mở ra một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ trong thị trường tài chính Mỹ, ngoại trừ thời gian sụt giảm ngắn và sâu do COVID vào năm 2020. Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng 580% kể từ sau cuộc Khủng hoảng Tài chính 2008. Đồng thời, động thái nới lỏng cũng dẫn tới các khoản nợ ngày càng lớn của doanh nghiệp và quốc gia. Theo dữ liệu được Giáo sư tài chính Ed Altman tổng hợp, trong giai đoạn 2007 - 2020, tỷ lệ nợ chính phủ trên tổng sản phẩm quốc nội (gdp) đã tăng từ 58% lên 98%. Nợ của doanh nghiệp phi tài chính so với gdp tăng từ 77% lên 97%. Trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận cao hơn những tài sản an toàn như Trái phiếu Kho bạc Mỹ, các nhà đầu tư đã ném tiền vào doanh nghiệp, mua trái phiếu rủi ro với lợi suất cao, mà bỏ qua đánh giá tín dụng kém. Bất chấp khoản nợ ngày càng phình to, lạm phát vẫn được kiểm soát tại đa số các nền kinh tế phát triển. Ở Mỹ, lạm phát hiếm khi chạm tới mục tiêu 2% của Fed.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG Kim loại quý rạng sáng hôm nay tăng nhẹ khi các nhà giao dịch và giới đầu tư phản ứng với khảo sát niềm tin của người tiêu dùng tại Mỹ do Conference Board tiến hành. Kết quả khả sát cho thấy niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng vào tháng 11. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đã giảm xuống 100,2 trong tháng 11 từ mức 102,2 trong tháng 10. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 7. Cuộc khảo sát này cho thấy người tiêu dùng Mỹ tiếp tục lo lắng quá mức về lạm phát ở mức cao và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Trên đồ thị đang thể hiện lợi suất trái phiếu và đồng USD phục hồi tăng như nhận định ở trên, đang là các dấu hiệu cho thấy xu hướng điều chỉnh giảm của Vàng sẽ trở lại, mặc dù trên đồ thị phân tích kỹ thuật giá Vàng vẫn đang chưa xuất hiện tín hiệu giảm như dự báo nhưng trong thời gian này có thể giá sẽ chững lại và khi nến H4 xuất hiện tín hiệu sell chúng ta có thể giao dịch theo xu hướng giảm với xác xuất sẽ cao hơn. Vùng kháng cự quan trọng 1755 là điểm chờ sell tương đối hợp lý, vùng hỗ trợ kỳ vọng 1700 và có thể giá sẽ giảm về lại ngưỡng 1680 trong thời gian tới.
המידע והפרסומים אינם אמורים להיות, ואינם מהווים, עצות פיננסיות, השקעות, מסחר או סוגים אחרים של עצות או המלצות שסופקו או מאושרים על ידי TradingView. קרא עוד בתנאים וההגבלות.